Thiết kế Zenbook 14 Q409 tối giản, sang trọng mà vẫn mang nét hiện đại
Cảm hứng sáng tạo từ thiên nhiên
Nhà sản xuất lựa chọn cảm hứng sáng tạo nên Asus Zenbook 14 Q409 từ những gam màu của thiên nhiên, và nghệ thuật phục hồi gốm sứ Kintsugi của Nhật Bản bằng những đường ghép nối phủ vàng, tôn vinh vẻ đẹp của sự “bất toàn” thể hiện trên những vết cắt bất đối xứng trên nắp máy. Và chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấy, dù “bất đối xứng” nhưng những vết cắt ấy lại ghép thành chữ A – trong chữ Asus của hãng này.
Có thể nói, đây là một thiết kế mới mẻ, khơi gợi sáng tạo và mang nhiều ý nghĩa mà nhà sản xuất muốn mang tới cho sản phẩm Q409 và người sử dụng nó.
Bản lề của Asus Q409: vẫn thiết kế cũ nhưng chắc chắn hơn
Vẫn là thiết kế Ergolift tạo khe thoáng hỗ trợ hệ tản nhiệt hoạt động hiệu quả hơn và mang lại trải nghiệm gõ phím thuận tiện hơn cho người sử dụng, bản lề của nó mang một vẻ ngoài khá lạ mắt và tạo cảm giác chắc bền hơn so với thiết kế cũ.
Bản lề 2 trục kim loại không bị ẩn bên trong mà đẩy sát ra bên ngoài, và 2 trục có thể xoay tròn quanh thân. Thiết kế này cho phép Q409za có thể mở tới góc 180 độ trên mặt phẳng mà không còn bị giới hạn góc mở như trên thiết kế Ergo lift trước đó của Q408UG hay Q407IQ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng trong việc chia sẻ tầm nhìn và thông tin trong các cuộc họp hay học nhóm.
Tiện thể, nhắc tới hệ thống tản nhiệt…
Có vẻ Asus đã chịu lắng nghe ý kiến của người dùng khi quay lại với thiết kế khe tản nhiệt ở bên cạnh trái thay vì khe tản dấu trong bản lề và phả hơi nóng lên màn hình. Cá nhân mình thì thích thiết kế đó, nhưng mình đã ghi nhận nhiều người dùng khác phàn nàn rằng họ cảm thấy không thoải mái với vị trí khe tản gió nóng tại đó khiến trải nghiệm không hoàn hảo.
Tuy nhiên, mình có tham khảo các feedback của người dùng thế giới thì thấy rằng, một số người sử dụng kết luận hệ thống quạt tản nhiệt hoạt động hơi ồn ào trong khi chạy tác vụ nặng
Các cổng kết nối đầy đủ của Asus Zenbook 14 Q409za
Đây cũng là điểm cộng cho dòng máy này khi hãng trang bị cho nó khá đầy đủ các cổng kết nối từ truyền thống tới All-in-one.
Thiết kế các cổng kết nối trên Asus Zenbook 14 Q409za OLED
Bên cạnh trái chúng ta có:
- 1 Cổng USB 3.2 Gen 2 Type A
- Khe tản gió nóng. Theo hãng công bố thì cổng Type A này có thể sạc được 2 chiều, nhưng hãng cũng không nói rõ ràng. Để chắc chắn hơn, cuối tháng 5 hàng về, Trung Trần sẽ mở hộp để check lại, trải nghiệm máy và ghi chép lại để các bạn tham khảo nhé.
Bên Phải là tổ hợp các cổng gồm:
- HDMI 2.0 để truyền tải hình ảnh và âm thanh lên màn hình ngoài cũng như máy chiếu
- Jack cắm combo tai nghe chuẩn 3.5mm
- 2 cổng Thunderbolt™ 4 USB-C® có chức năng như USB 4.0, truyền tải dữ liệu và hình ảnh như Displayport và sạc type C
- Khe đọc-ghi thẻ SD dành cho những người dùng sử dụng máy ảnh.
Thật ra, mình đánh giá điểm trừ nhỏ ở thiết kế cổng kết nối này là họ dồn gần như toàn bộ cổng sang bạnh bên phải, trong tầm sử dụng chuột của người dùng. Trong thực tế, nếu cắm quá nhiều thiết bị cùng lúc vào bên phải, sẽ khá là vướng víu. Bởi vậy, nếu như Asus chuyển bớt 1 cổng Thunderbolt™ 4 sang cạnh bên trái thì sẽ hợp lý hơn nhiều.
Bàn phím và touchpad Zenbook Q409 chú trọng trải nghiệm người dùng
Nếu nhìn thoáng qua thì thiết kế mặt C của Zenbook 14 OLED không có gì khác biệt nhiều so với những thiết kế cũ trên dòng Zenbook laptop, thậm chỉ cả Vivobook. Nhưng nhận định trên là có cơ sở!
Một chiếc ultrabook mỏng nhẹ như Zenbook 14 Q409 sẽ cho phép cho người dùng di chuyển thuận tiện hơn, dễ mang theo bên người để sử dụng mọi lúc mọi nơi. Và với mục đích đó, phần được sử dụng nhiều nhất là bàn phím cũng được điều chỉnh một số chi tiết để tạo sự thoải mái, giảm bớt cản trợ tới mức tối thiểu cho người dùng trong quá trình sử dụng. Thậm chí họ còn đặt tên cho những điều chỉnh này trên bàn phím và touchpad là ErgoSense. Cùng xem chúng ta có những gì:
Bàn phím ErgoSense được tính toán với tỷ lệ chuẩn mực: khoảng cách giữa các phím được điều chỉnh giống như trên bàn phím cơ, tạo điều kiện cho người dùng gõ thoải mái và chính xác hơn. | Thiết kế phím dạng lòng chảo với độ hõm vừa tới, tạo điểm chạm chính xác và vừa khít với ngón tay người dùng. | Hành trình phím không sâu như những chiếc laptop cũ dòng ThinkPad laptop hay máy tính xách tay Dell nhưng cũng không quá nông nên khi gõ lâu người dùng cũng không cảm thấy mỏi hay cứng tay. |
Lớp phủ bề mặt touchpad chống thấm nước với công nghệ Nanotech, cho phép thao tác chạm và lướt nhẹ nhàng và mượt mà như nhung. | Lớp phủ này chống bám vân tay và dễ dàng lau chùi, để đảm bảo tuổi thọ sử dụng lâu không làm ảnh hưởng tới trải nghiệm của người dùng. |
Ngoài ra, như các bạn dễ dàng nhận thấy trên thiết kế năm nay của dòng Zenbook 14 có tích hợp numberpad ngay tại touchpad. Thiết kế này mình đã từng thấy trên vivobook trước đó rồi nên mình không quá lạ về nó. Mình có tham khảo những trang mua bán máy tính xách tay của nước ngoài, người ùng cũng cho phản hồi tốt, nhạy và chính xác về chiếc touchpad này. Một số người dùng cho hay nó nhạy quá nên nhiều khi cũng có hơi bất tiện chút vì dễ bị chạm vào!
Quay trở lại với Ergosense keyboard, ngoài những chi tiết đặc tả đáng chú ý bên trên thì nó vẫn được trang bị đèn led backlit với 3 mức sáng khác nhau, điều chỉnh bằng tổ hợp phím Fn+F7.
Các phím chức năng khác trên Asus Zenbook 14 Q409 đều khá quen thuộc với chúng ta trên hầu hết các mã laptop khác, đáng lưu ý có phím F9 (bật-tắt mic) và F10 ( bật-tắt camera) chắc sẽ thuận tiện cho người dùng sử dụng trong các cuộc họp trực tuyến hay học online. Ngoài ra, cảm biến vân tay có thể sẽ được tích hợp sẵn trên nút nguồn. Vị trí nút nguồn này, theo mình thì hơi oái ăm một chút khi nó nằm lẫn với phím Delete. Nhưng mình nghĩ có thể vì thói quen của đa số người dùng với phím này đều ở góc ngoài cùng của bàn phím nên mới có sự xuất hiện của nút nguồn ở vị trí đó. Chắc chắn Asus đang muốn “vẹn cả đôi đường” – đẩy trải nghiệm người dùng lên mức cao nhất nhưng vẫn đảm bảo thiết kế tối giản và tiết kiệm diện tích!
Lưu ý nhỏ cuối cùng: các phím điều hướng có vẻ hơi nhỏ!
Tỷ lệ khung hình của Zenbook Q409 được mở rộng lên 16:10 với NanoEdge siêu mảnh cùng độ phân giải lớn hơn các thiết kế cũ
Điểm nhấn: Màn OLED có đẹp ngang màn Retina trên Macbook?
Ngay từ cái tên dòng Asus Zenbook 14 OLED là chúng ta đã biết điểm nổi bật nhất chính là chiếc màn hình 2.8K OLED.
Năm 2022 được dự đoán là kỷ nguyên bùng nổ của màn OLED trên laptop. Trước đó, chúng ta thường chỉ thấy công nghệ này trên những chiếc TV. Màn hình của Zenbook 409 OLED có độ phân giải ở mức 2.8K (2880 pixels x 1800 pixels) với tần số quét được set sẵn ở mức 60Hz và tối đa ở mức 90Hz. Tuy không phải ở mức 4K nhưng chất lượng hình ảnh nó đem tới cho người dùng chắc chắn sẽ không phải dạng vừa!
Nếu bạn từng xem một chiếc màn Retina trên Macbook thì bạn có thể mường tượng được chất lượng màn 2.8K này của 409za, thậm chí nhà sản xuất còn tăng thêm độ chất lượng với chứng nhận “DisplayHDR™ True Black 500 certified” (hay thường biết tới là inky black) – tức độ tương phản màn hình sẽ cao hơn, màu đen sẽ đen hơn, tạo cho hình ảnh hiện thị có chiều sâu hơn nhiều, sống động hơn nhiều. Và thông số tương phản màn mà Asus công bố trên chiếc màn của Zenbook 14 OLED lên tới 1.000.000:1 – tỷ lệ chưa từng thấy ở các màn hình trước đây.
1 – Hình ảnh thể hiện trên tấm màn LCD với độ phủ màu 100% sRGB
2 – Màu sắc trên tấm màn OLED với dải màu 100% DCI-P3 sống động hơn, hình ảnh rực rỡ như thật
Nói về độ phủ màu, tấm màn OLED của Zenbook 409za sẽ được trang bị 100% dải màu DCI-P3 (tương đương khoảng 133% sRGB).
Dải màu này vốn có gam màu rộng hơn tới 25% so với dải màu sRGB nhưng nhỏ hơn gam màu Adobe RGB một chút và cũng là lựa chọn tối ưu nhất cho màn hỗ trợ HDR. Trong khi sRGB được áp dụng gần như phổ biến trên màn hình laptop nói chung phù hợp cho đại đa số các nhu cầu về hình ảnh thì phổ màu DCI-P3 mới được áp dụng gần đây cho những chiếc laptop mới, công nghệ tiên tiến hơn, thường đáp ứng những nhu cầu đồ họa chuyên sâu hơn như video, điện ảnh để đem tới những trải nghiệm chân thực nhất về hình ảnh cho người dùng.
Các chứng nhận về màn hình trên chiếc Asus Zenbook 14 OLED Q409za
Tấm màn của Asus zenbook 14 OLED được thông qua nhiều chứng nhận công nghệ về màn hình. Đáng để ý nhất là Panton Validated và TÜV Rheinland Certified.
Pantone được công nhận trên toàn cầu là một hệ màu đáng tin cậy và quen thuộc được sử dụng trên nhiều ngành, bao gồm đồ họa, thời trang, bao bì, kiến
Những năm gần đây, các hãng đã để ý hơn vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bao gồm cả sức khỏe của họ. Các dòng máy mới của Dell laptop như Dell XPS 15, Dell Inspiron laptop hay Envy X360 Ultrabook của HP, Nitro 5 2021 của Acer gaming …đều đã được hỗ trợ các công nghệ giảm ánh sáng xanh (LOW BLUE LIGHT), giảm nguy cơ gây hại tới mắt và sức khỏe nói chung của người sử dụng.
TÜV Rheinland Certified là chứng nhận hàng đầu Thế Giới về màn hình, thông qua những bài test cũng như kiểm định trên những thiết bị hiện đại chuyên nghiệp và uy tín. Một số tiêu chí được đưa ra đánh giá bao gồm đo thời gian phản hồi, độ sáng môi trường, hiệu suất không nhấp nháy (liên quan tới tần số quét màn hình), cường độ ánh sáng xanh và bước sóng của màn hình… để đảm bảo thiết bị đó có đủ tiêu chuẩn mang tới những trải nghiệm thoải mái khi xem, sức khỏe của mắt và an toàn trong quá trình sử dụng hay không. Như trên tấm màn OLED của Zenbook 14 Q409, nhà sản xuất chứng nhận giảm tới 70% lượng ánh sáng xanh gây hại cho mắt so với những chiếc màn LCD thông thường.
Ngoài những điểm nổi bật nói trên, chiếc màn OLED của Zenbook 14 Q409 còn có tốc độ phản hồi cực nhanh, chỉ 0.2ms (nhanh nhất trước đó là 10ms còn mức bình thường trên các mẫu máy tính xách tay văn phòng khác là 30-35ms), độ sáng của màn khoảng 400nits…chắc chắn là rất đáng đón chờ để chúng ta cùng trải nghiệm!
Reviews
There are no reviews yet.